Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

CÁC BƯỚC NHẬP QUỐC TỊCH HÀN QUỐC DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT - HÀN

Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt ngoài (국적 증서) Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt trong (국적 증서) Xin chào các bạn ! Mình là Seona*. Mình hiện là người có hai quốc tịch Việt Nam & Hàn Quốc. Sau đây là chia sẻ của mình về các bước để nhập quốc tịch dành cho cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Các bạn không phải là cô dâu cũng có thể dùng bài viết này làm tài liệu tham khảo. Bài viết tuy dài nhưng rất nhiều thông tin bổ ích. Bạn nhớ đọc hết nhé ! Nhập quốc tịch Hàn (귀화) có nhiều diện và mình nhập theo diện phụ nữ di trú kết hôn F-6. Phụ nữ di trú kết hôn muốn nhập quốc tịch Hàn hiện nay theo như hiểu biết của mình thì có hai cách. - Cách 1: Là theo cách truyền thống cũ, chờ đủ 2 năm, nộp hồ sơ nhập tịch lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) rồi chờ ngày gọi thi phỏng vấn, thi đậu rồi chờ ngày ra giấy chứng nhận nhập tịch. - Cách 2: Là theo cách hiện nay nhiều bạn đang làm là học chương trình Hòa Nhập Xã Hội KIIP - 사회통합 프로그램 sau đó thi để lấy chứng chỉ tốt ng

QUYỀN CƯ TRÚ VĨNH VIỄN F5

Cấp quyền cư trú vĩnh viễn (F-5)


- Người đang cư trú tại Hàn Quốc trên 5 năm
- Người cư trú trên 2 năm với tư cách là con cái vị thành niên và bạn đời của người có tư cách vĩnh viễn hoặc bạn đời của người dân trong nước
- Người bạn đời và con cái vị thành niên của người đã mang tư cách cư trú vĩnh viễn(F-5)
- Người nước ngoài có số vốn đầu tư trên 500 ngàn USD và là người có số vốn đầu tư cố định đang tuyển dung hơn 5 nhân viên người Hàn Quốc..
- Người cư trú trên 2 năm với tư cách là Kiều bào (F-4)
- Kiều bào có quốc tịch nước ngoài có đủ điều kiện nhập quốc tịch
- Người Hoa kiều sinh sống tại Hàn Quốc và sinh ra tại Hàn Quốc
- Là người có sở hữu trình độ học tập là tiến sĩ nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao đang làm việc tại doanh nghiệp trong nước.
- Người hoàn thành chương trình chính quy và nhận học vị tiến sĩ ở đại học của Hàn Quốc
- Người có đầy đủ điều kiện như có bằng cử nhân hoặc sở hữu chứng chỉ trong ngành công nghệ cao và đã ở Hàn Quốc hơn 3 năm, tại thời điểm đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn thì là người đã làm việc hơn một năm với tư cách là nhân viên chính thức và có điều kiện thu nhập hạng GNI trở lên.
- Người có sỏ hữu năng lực trong lĩnh vực đặc biệt như khoa học, tài chính, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao, v.v.
- Người có công lao đặc biệt
- Người trên 60 tuổi đang nhận lương hưu trí với mức tiền theo tiêu chuẩn qui định từ nước ngoài.
- Người lao động có tư cách cư trú làm việc tại Hàn Quốc, đang làm việc tại liên tục trong cùng một công ty thống nhất với ngành chế tạo đó từ 4 năm trở lên
- Người sau khi nhận được tư cách cư trú(F2) tại hệ thống tính điểm đã cư trú trên 3 năm và người bạn đời và con cái trẻ em vị thành niên của người đó.
- Người đầu tư bất động sản hoặc người đầu tư dự án lợi ích cộng đồng đã duy trì tình trạng đầu tư liên tục trên 5 năm và đã đạt yêu cầu hạng mục quy định, người bạn đời và con cái chưa kết hôn của người đó.
- Người đang cư trú tại Hàn Quốc từ 3 năm trở lên với tư cách là sáng lập kỹ thuật (D-8-4)
- Người gửi vào quỹ đầu tư dự án lợi ích cộng động trên 1,5 tỷ won và người đã đạt yêu cầu quy định trong việc duy trì tình trạng đầu tư trên 5 năm trở lên.
Con cái được sinh ra trong nước của người đã mang tư cách cư trú vĩnh viễn(F-5)
- Người đầu tư dự án lợi ích cộng động và người bạn đời và con cái chưa kết hôn của người đó.
- Nhân lực nghiên cứu phát triển(R&D) của doanh nghiệp đầu tư người nước ngoài

Trường hợp phụ nữ nhập cư qua hôn nhân

- Trường hợp đang tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân với chồng (vợ) là người Hàn Quốc
- Trường hợp chồng (vợ) là người Hàn Quốc tử vong hoặc được Tòa án thông báo là mất tích
- Trường hợp đã ly hôn hoặc đang ly thân với vợ/ chồng người Hàn Quốc có thể chứng minh được nguyên nhân ly hôn hoặc ly thân thuộc về vợ/ chồng người Hàn Quốc
- Trường hợp đang nuôi con ở độ tuổi vị thành niên là kết quả hôn nhân với chồng (vợ) người Hàn Quốc mà không cần xét đến lý do ly hôn hoặc ly thân
bị đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn

Hồ sơ đăng ký F5

- Phiếu Đăng ký Tổng hợp, 1 ảnh theo quy định
- Hộ chiếu và thẻ đăng ký người nước ngoài

- Lý lịch Tư pháp tại nước ngoài(có xác nhận của cơ quan công quyền)
Tuy nhiên, người đã nộp Lý lịch Tư pháp khi xin cấp phép cư trú trước đây và liên tục cư trú tại Hàn Quốc không cần nộp lại Lý lịch Tư pháp. (Trường hợp sau khi giao nộp mà lưu trú tại nước ngoài trên 6 tháng thì sẽ là đối tượng phải giao nộp lại hồ sơ)

- Chứng nhận Quan hệ Hôn nhân và Bản sao Chứng minh nhân dân của chồng (vợ) người Hàn Quốc
Trường hợp người bạn đời Hàn Quốc mất tích phải có giấy chứng nhận mất tích, khi qua đời phải có giấy chứng tử, khi li hôn hoặc li thân với người bạn đời Hàn Quốc phải có phán quyết của tòa án về quy trách nhiệm cho bạn đời người Hàn Quốc, giấy chứng minh dưỡng dục trẻ vị thành niên...

- Người có bằng thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) cấp 2 trở lên hoặc nhận chứng chỉ chương trình Hội nhập xã hội. Tuy nhiên, việc dưỡng dục con cái (F-6-2), cắt đứt hôn nhân (F-6-3), con cái người nước ngoài vị thành niên (trừ F-2-2, người dưới 15 tuổi và người đã học trên 2 năm khóa học chính quy) sẽ được công nhận (thi hành từ ngày 1.8.2013)
- Hồ sơ chứng nhận năng lực duy trì đời sống và liên quan về tài sản (một trong những giấy tờ sau)
Bản sao sổ đăng ký bất động sản hoặc bản sao hợp đồng cho thuê nhà
Giấy tờ ghi chép thu nhập nhất định như giấy chứng minh tình hình công tác của bản thân hoặc chồng (vợ)

- Hồ sơ chứng minh địa chỉ lưu trú
Lệ phí 200.000 won.

Trường hợp không liên tục duy trì quan hệ hôn nhân và trường hợp kiều bào có quốc tịch nước ngoài có vợ/ chồng là công dân Đại Hàn Dân Quốc (kiều bào có quốc tịch nước ngoài có đủ điều kiện nhập quốc tịch) có hồ sơ cần chuẩn bị và điều kiện đăng ký khác nên cần phải hỏi tại Trung tâm Hướng dẫn Tổng hợp dành cho người nước ngoài (1345)

Những điểm có lợi khi được nhận quyền cư trú vĩnh viễn
- Không nhất thiết phải từ bỏ quốc tịch của mình.
- Có thể tham gia bầu cử địa phương sau 3 năm kể từ ngày được cấp quyền cư trú vĩnh viễn
- Trong 2 năm kể từ ngày xuất cảnh nếu muốn tái nhập cảnh không cần phải nhận giấy phép tái nhập cảnh.

Mất tư cách cư trú vĩnh viễn

Dù đã được nhận tư cách cư trú vĩnh viễn, nhưng nếu xảy ra một trong những lý do dưới đây thì vẫn bị tước quyền cư trú vĩnh viễn.

- Người có quyết định cưỡng chế rời khỏi nơi ở
- Người được phép cư trú vĩnh viễn bằng phương pháp giả mạo hoặc bất chính
- Người đã vượt quá thời hạn được miễn giấp phép tái nhập cảnh hoặc thời hạn cho phép
- Người đã có tư cách cư trú vĩnh viễn hoặc người được kết luận là đã nhập cảnh bất hợp pháp hoặc nhập cảnh bằng hộ chiếu giả như mang tên người khác hoặc bị phát hiện kết hôn giả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến