Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

CÁC BƯỚC NHẬP QUỐC TỊCH HÀN QUỐC DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT - HÀN

Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt ngoài (국적 증서) Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt trong (국적 증서) Xin chào các bạn ! Mình là Seona*. Mình hiện là người có hai quốc tịch Việt Nam & Hàn Quốc. Sau đây là chia sẻ của mình về các bước để nhập quốc tịch dành cho cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Các bạn không phải là cô dâu cũng có thể dùng bài viết này làm tài liệu tham khảo. Bài viết tuy dài nhưng rất nhiều thông tin bổ ích. Bạn nhớ đọc hết nhé ! Nhập quốc tịch Hàn (귀화) có nhiều diện và mình nhập theo diện phụ nữ di trú kết hôn F-6. Phụ nữ di trú kết hôn muốn nhập quốc tịch Hàn hiện nay theo như hiểu biết của mình thì có hai cách. - Cách 1: Là theo cách truyền thống cũ, chờ đủ 2 năm, nộp hồ sơ nhập tịch lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) rồi chờ ngày gọi thi phỏng vấn, thi đậu rồi chờ ngày ra giấy chứng nhận nhập tịch. - Cách 2: Là theo cách hiện nay nhiều bạn đang làm là học chương trình Hòa Nhập Xã Hội KIIP - 사회통합 프로그램 sau đó thi để lấy chứng chỉ tốt ng

CÁC BƯỚC CƠ BẢN MÀ MỘT CÔ DÂU VIỆT - HÀN SẼ PHẢI TRẢI QUA:

Ảnh: Mình tham gia lớp hướng nghiệp ở TTVH


Bước 1: Gặp gỡ, làm quen và kết hôn với chồng.

Bạn và chồng kết hôn với nhau thông qua "giới thiệu" hay là "công ty môi giới" hoặc là "quen nhau tự nhiên" ... điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là: Chồng bạn là người như thế nào ? Anh ta có tốt với bạn không? Anh ta có nghề nghiệp ổn định không?

Sau khi kết hôn bạn sẽ phải làm các thủ tục đăng ký, khai báo sao cho hợp pháp hóa cuộc hôn nhân của bạn và chồng bạn. Thông thường các cô dâu cần sự hỗ trợ của các công ty môi giới hôn nhân hoặc những người làm bên dịch vụ giấy tờ hôn nhân. Chồng bạn sẽ tri trả tất cả các khoản tiền để bên môi giới hoàn tất các thủ tục về hôn nhân cho bạn. 

Thêm một vấn đề nữa là bạn cần phải có chứng chỉ năng lực Tiếng Hàn và học sơ qua về văn hóa Hàn Quốc để xin visa nhập cảnh vào Hàn Quốc. Bạn có thể nhờ công ty môi giới sắp xếp lớp học cho bạn hoặc tự tìm chỗ học cho mình cũng được. 

Quá trình xin visa cũng tương đối là vất vả nếu như nhà bạn ở xa Đại sứ quán Hàn Quốc vì sẽ phải đi lại một vài lần là ít nếu hồ sơ của bạn không có vấn đề gì. Còn nếu hồ sơ của bạn có vấn đề  thì... 😂😂😂 Trước khi cấp visa cho bạn có thể họ sẽ gọi bạn lên để phỏng vấn trực tiếp. Lúc này đừng lo lắng quá mà trả lời linh tinh. Cứ sự thật mà trả lời. Nếu bị gọi phỏng vấn bạn cũng nên liên lạc với chồng hỏi chồng một số vấn đề liên quan như nghề nghiệp chồng, chồng bao nhiêu tuổi, sống với ai,... thống nhất lời nói với chồng phòng trường hợp họ gọi điện cho chồng bạn để đối chiếu câu trả lời của 2 bên xem có khớp không.

Bước 2: Sang Hàn sinh sống cùng chồng.

Sau khi các thủ tục visa xong xuôi thì chồng bạn sẽ sắp xếp để đón bạn sang Hàn sinh sống. Một câu hỏi đặt ra lúc này là bạn sẽ qua Hàn một mình hay chồng bạn về Việt Nam chào gia đình rồi đón bạn qua. Trường hợp nếu chồng bạn sắp xếp được công việc thì ổng sẽ về đón bạn sang. Nếu chồng về đón thì quá tốt rồi, bạn không phải lo gì cả, mọi thứ cứ làm theo chồng là được. Trường hợp nếu chồng bạn không sắp xếp được công việc để về Việt Nam đón mà chỉ có thể ra sân bay ở bên Hàn để đón bạn về nhà ổng được thôi. Nếu như vậy thì bạn cần học cách đi máy bay một mình, làm sao cho sang đến được sân bay Hàn là được. Trường hợp tệ nhất là chồng bạn dù là sân bay Hàn Quốc cũng không thể ra đón bạn được. Nếu như vậy bạn cần học thêm cách đi về nhà chồng như thế nào (trường hợp này hiếm gặp bạn đừng lo).

Trước khi bay bạn nhớ mua ít quà cho nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng và bà cô. Nhỏ cũng được miễn là phải có. Đặc biệt nên mang theo những thứ mình thích ăn và hay dùng. Dù bây giờ đồ Việt Nam bán tại Hàn Quốc rất nhiều nhưng mới sang bạn không nên mua sắm nhiều, rất dễ bị người nhà chồng để ý. Quần áo Hàn Quốc rất đẹp nhưng cũng cứ mang vài bộ đồ mình hay mặc ở Việt Nam sang, thừa con hơn thiếu. Đồ dùng cá nhân nhất định phải mang theo. Nói chung những gì thiết yếu nên cầm đi mỗi thứ một ít.

Cuộc sống cùng chồng bên Hàn chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn thế nên bạn cần chuẩn bị tốt cho mình vốn ngoại ngữ, tìm hiểu về văn hóa Hàn, rèn luyện tinh thần chịu đựng áp lực từ phía gia đình chồng, sự phân biệt đối xử từ những người xung quanh và rất nhiều thứ bạn còn phải học hỏi từ cuộc sống nơi đất khách quê chồng.

Thời tiết Hàn Quốc rât lạnh và khô hanh nên sẽ làm bạn khó chịu thời gian đầu. Nhưng nếu sức khỏe bạn tốt thì sẽ thích ứng được nhanh thôi.

Một điểm quan trọng nữa là sau khi sang Hàn chồng bạn sẽ đưa bạn đi khai báo cư trú với Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) gần khu vực bạn sinh sống và xin cấp chứng minh thư người nước ngoài (외국인등록증) cho bạn để bạn có thể tự do đi lại sau khi hạn visa 90 ngày do Đại sứ quán Hàn Quốc bên Việt Nam cấp cho bạn hết giá trị sử dụng. Thẻ 외국인등록증 này và hộ chiếu Việt Nam là 2 giấy tờ tùy thân rất quan trọng nên bạn cần giữ cẩn thận, tránh để mất hay thất lạc. 

Bước 3: Đi học thêm Tiếng Hàn ở Trung tâm đa văn hóa.

Chắc chắn là lúc còn ở bên Việt Nam bạn đã được chồng cho đi học Tiếng Hàn. Tuy nhiên với vốn ngoại ngữ ít ỏi đó bạn sẽ không thể ứng phó với tất cả các tình huống gặp phải khi qua Hàn sinh sống. Vì vậy việc tìm một trung tâm đa văn hóa ở gần nhà học thêm tiếng Hàn là điều nên làm trước tiên. Hãy nhờ chồng bạn đăng ký cho. Bạn sẽ phải dành khoảng 2 năm để hoàn thành chương trình tiếng Hàn cơ bản.

Ở bên Hàn người ta dạy Tiếng Hàn miễn phí cho người nước ngoài. Bạn sẽ gần như không mất chút phí nào ngoài tiền đi lại và ăn uống tại trường. Các thầy cô giáo cũng rất tốt và thân thiện, sẵn sàng giải đáp gần như mọi thắc mắc của các bạn về cuộc sống tại Hàn Quốc. Vấn đề là bạn phải có vốn Tiếng Hàn cơ bản rồi thì mới có thể hiểu được những gì thầy cô nói. Nếu bạn chưa biết tí gì về Tiếng Hàn thì việc tiếp thu kiến thức thầy cô truyền đạt cho trở nên càng khó khăn hơn nhé. Liên hệ mình nếu bạn cần tư vấn về việc học Tiếng Hàn nhé ! 👉 nhấn vào đây

Vì thế trước khi qua Hàn bạn nên học Tiếng Hàn sơ cấp từ các giáo viên là người Việt Nam. Họ sẽ giải thích để các bạn hiểu về Tiếng Hàn một cách dễ dàng hơn. Xong sau đó khi qua Hàn bạn sẽ lại học lại từ đầu theo chương trình của các Trung tâm đa văn hóa. 
💛Học chương trình dành cho những người muốn nhập quốc tịch Hàn Quốc: 👉 nhấn vào đây

Bước 4: Tìm hiểu về văn hóa & đời sống Hàn Quốc.

Mỗi đất nước có một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và Hàn Quốc cũng vậy, văn hóa của họ có rất nhiều điều khác biệt với văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Vậy nên chúng ta cần tìm hiểu trước để tránh mắc những sai lầm khi giao tiếp với người Hàn. 

Bạn có thể học văn hóa Hàn Quốc từ việc quan sát thói quen sinh hoạt hàng ngày của những người xung quanh, đặc biệt trong những dịp lễ Tết, bạn nên chú ý xem vào những ngày đặc biệt đó cuộc sống của người Hàn có gì thay đổi, họ thường làm việc gì khác ngày thường...

Ngoài ra các bạn cũng có thể nhờ đến sách vở để biết được một cách tổng quát về văn hóa Hàn Quốc một cách nhanh nhất. Một số giáo trình Tiếng Hàn cũng có kèm theo dạy về văn hóa Hàn Quốc như giáo trình Sách Cô Dâu , Sách Đa Văn Hóa , Giáo trình Hòa Nhập Xã Hội cũng đều có phần văn hóa bao gồm trong đó.

Cũng đừng bỏ qua những chương trình thực tế trên TiVi nhé. Xem phim truyền hình cũng là một cách rất hay để vừa học Tiếng Hàn vừa học văn hóa Hàn Quốc. 😊

Bước 5: Học cách nấu và cách ăn món Hàn.

Con đường đến trái tim đàn ông thông qua dạ dày. Vì thế bạn nên học để có thể nấu được những món ăn ngon cho chồng, người nhà chồng và sau này là các con của bạn. Món ăn Hàn Quốc thực tế cũng không phải là quá khó nấu. Nhớ ngày đầu mình mới sang, chưa hề biết gì về nấu ăn món Hàn thậm chí đến các gia vị cơ bản như mắm muối, tương, xì dầu mình cũng chưa phân biệt nổi ... thì bây giờ trải qua hơn 5 năm sống trên đất Hàn mình cũng nấu được kha khá món ăn Hàn Quốc rồi đó. Cơ bản là các bạn phải đi ăn nhiều món ăn Hàn bên ngoài rồi để ý và nhớ tên của các món đó. Sau đó để ý xem trong đó có những thành phần nguyên liệu hay gia vị nào. Ăn nhiều và chịu khó xem các chương trình dạy nấu ăn trên tivi, mạng xã hội... rồi dần dần bạn sẽ thành công thôi. 

Nếu mà bạn ở với mẹ chồng thì là một cơ hội tốt để bạn học nấu ăn. Mẹ chồng Hàn thường nấu ăn rất ngon. Để ý xem các bả ấy nấu như thế nào rồi học theo. Sau đó ra ngoài quán ăn và so sánh xem vị của cùng một món ăn do nhiều người nấu khác nhau như thế nào. Qua đó bạn sẽ có được cái nhìn chung nhất về vị của món ăn Hàn. Điều này rất quan trọng vì mình thấy một lỗi chung các cô dâu hay mắc phải là nấu thì nấu được nhưng sao "맛이 안 나다" có nghĩa là món ăn không ra được cái vị của món Hàn. 😂😂😂
💛Mình có chia sẻ Tiếng Hàn về nấu ăn nhé ! 👉 nhấn vào đây

Bước 6: Có bầu và sinh con

Tốt nhất là học xong rồi sinh con. Nếu không sau này bạn sẽ phải địu em bé đi học cùng và sẽ phải vừa nuôi con nhỏ vừa học tiếng. 😆 Sẽ rất vất vả cho bạn đó. Hàn Quốc có những chính sách hỗ trợ sinh con rất tốt nên bạn yên tâm. Bệnh viện cũng rất nhiệt tình chăm sóc chu đáo cho bạn từ lúc bạn có bầu cho đến khi em bé ra đời.

Bên này có bầu nhà nước sẽ hộ trợ cho tiền chăm sóc thai nhi. Họ cấp thẻ 국민행복카드 trị giá 500.000 won bằng khoảng 10 triệu tiền Việt cho phụ nữ mang thai (theo thời gian tiền trợ cấp có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xuống). Tiền đó bạn có thể chi trả cho những lần đi khám thai định kỳ hàng tháng tại các bệnh viện, còn thừa bạn có thể dùng để thanh toán tiền viện phí sau khi sinh. Để được cấp thẻ này bạn cần có giấy chứng nhận mang thai (임신확인서) của bệnh viện (bảo chồng nói với bác sĩ người ta sẽ cấp cho), rồi mang tờ giấy này ra phường đăng đăng ký thẻ.

Sau khi em bé ra đời thì nhà nước họ lại cấp thẻ 아이행복카드 cho bé. Mỗi tháng bé được nhận khoảng từ 200.000 won đến 150.000 won tùy theo tuổi của bé. Càng lớn càng ít đi. Khi nào bạn gửi bé đi mẫu giáo thì tiền này sẽ được tự động chuyển vào nhà trẻ nơi bé sinh hoạt hàng tháng. 

Bước 7: Nhập quốc tịch Hàn.

Đây là bước quan trọng và cũng là tâm nguyện của đa số chị em là cô dâu. Để đạt được quốc tịch Hàn bạn cần có đủ các điều kiện như:
- Thời gian cư trú: trên 2 năm.
- Có chứng nhận đã hoàn thành chương trình tiếng Hàn cơ bản và hiểu về văn hóa Hàn Quốc.
- Chồng bạn hoặc bạn phải có tài sản, có nghề nghiệp, thu nhập.
- Không phạm pháp.
- Được sự đồng ý của người bảo hộ là chồng bạn.
- Có con sẽ là một lợi thế để bạn được cấp quốc tịch nhanh hơn.

Nhấn vào link sau để xem các bước cụ thể để nhập quốc tịch Hàn dành cho cô dâu: 👉nhập tịch hàn

Bước 8: Tìm việc làm

Sau khi học hành xong xuôi, sinh con đẻ cái đâu vào đấy rồi thì việc còn lại là bạn cần kiếm một công việc để thêm thu nhập cho bản thân và giúp đỡ chồng. Kiếm một công việc chân tay ở Hàn cũng không quá khó. Họ có các chính sách và chương trình hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên để kiếm được một công việc nhàn hạ hay văn phòng hành chính ở Hàn thì không dễ chút nào. 😌

Thực tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc khá cao vì người Hàn họ có xu hướng tìm kiếm những công việc văn phòng sang chảnh hơn là làm công nhân, chạy bàn, phụ bếp, dọn dẹp, đồng áng ... Đây là một điểm thuận lợi để chị em cô dâu có thể tận dụng để kiếm việc phù hợp cho mình. 

Còn nếu bạn muốn một công việc sạch sẽ và kiểu văn phòng hay tri thức thì bạn cần chịu khó học Tiếng Hàn thật giỏi rồi trở thành các biên dịch, phiên dịch viên cho các Trung tâm đa văn hóa, bệnh viện, toàn án... hay các công ty liên doanh với Việt Nam. 

Một hướng khác là "buôn bán trên mạng" cũng đang rất được chị em hưởng ứng. Cứ việc ngồi ở nhà và ngày ngày online tương tác với khách hàng, khách hàng họ yêu quý thì sẽ ủng hộ mua nhiều hàng của bạn. Trong hình thức này thì các mặt hàng được bán phổ biến là mỹ phẩm, đồ ăn Việt Nam, quần áo, dịch vụ chuyển hàng tay 3...

Bước 9: Về thăm gia đình ở Việt Nam

Cuối cùng "quê hương vẫn là chùm khế ngọt". Sau tất cả chỉ còn lại gia đình. Xa quê nhớ nhà, nhớ người thân bạn sẽ rất muốn về thăm gia đình ở Việt Nam. Nhưng đường xa cách trở, nhiều thủ tục loàng ngoằng. Thế nên bạn cần tìm hiểu trước để tránh xảy ra rắc rối không đáng có.

Chú ý khi bạn đã có bé. Để đưa bé quá cảnh sân bay từ Hàn Quốc về Việt Nam bạn cần làm hộ chiếu cho bé và xin visa cho bé nếu muốn lưu lại Việt Nam quá 15 ngày. Vì bé là người Hàn nên theo quy định thì bé chỉ được phép nhập cảnh vào Việt Nam không quá 15 nếu như không xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Hiện nay, cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đã mở dịch vụ cấp visa điện tử cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Bạn có thể tham khảo ở link sau nhé !

Hoặc bạn có thể đăng ký nhập quốc tịch Việt Nam cho bé. Khi bé trở thành người có 2 quốc tịch Việt - Hàn thì việc đi lại giữa hai nước sẽ dễ dàng hơn.

Mua vé máy bay về quê: có nhiều cách như nhờ chồng mua, mua trên mạng facebook, mua trực tiếp trên website, nhờ người mua hộ... Mình thường trực tiếp mua vé trên website, thanh toán qua Google Pay cũng khá đơn giản. Dưới đây là một số hãng hàng không của Việt Nam:



Tip thêm: Gửi tiền về cho người thân
Ngày nay người sinh sống ở Hàn Quốc có thể dễ dàng gửi tiền về cho người thân với cước phí vô cùng rẻ thông các các công ty chuyển tiền hoặc tại các ngân hàng của Hàn Quốc. Chỉ 5000won/lần gửi.
Mình xin giới thiệu với các bạn một công ty chuyển tiền mà mình đã dùng từ khá lâu rồi, chưa hề có một vấn đề gì cả. Bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để họ hỗ trợ bạn cài đặt ứng dụng gửi tiền nhé! 👉e9bay


💖💙💚💛💜
Chúc bạn có cuộc sống thuận lợi và hạnh phúc tại Hàn Quốc !



💛Có nên lấy chồng Hàn Quốc: 👉 nhấn vào đây


Nhận xét

Bài đăng phổ biến