Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

CÁC BƯỚC NHẬP QUỐC TỊCH HÀN QUỐC DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT - HÀN

Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt ngoài (국적 증서) Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt trong (국적 증서) Xin chào các bạn ! Mình là Seona*. Mình hiện là người có hai quốc tịch Việt Nam & Hàn Quốc. Sau đây là chia sẻ của mình về các bước để nhập quốc tịch dành cho cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Các bạn không phải là cô dâu cũng có thể dùng bài viết này làm tài liệu tham khảo. Bài viết tuy dài nhưng rất nhiều thông tin bổ ích. Bạn nhớ đọc hết nhé ! Nhập quốc tịch Hàn (귀화) có nhiều diện và mình nhập theo diện phụ nữ di trú kết hôn F-6. Phụ nữ di trú kết hôn muốn nhập quốc tịch Hàn hiện nay theo như hiểu biết của mình thì có hai cách. - Cách 1: Là theo cách truyền thống cũ, chờ đủ 2 năm, nộp hồ sơ nhập tịch lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) rồi chờ ngày gọi thi phỏng vấn, thi đậu rồi chờ ngày ra giấy chứng nhận nhập tịch. - Cách 2: Là theo cách hiện nay nhiều bạn đang làm là học chương trình Hòa Nhập Xã Hội KIIP - 사회통합 프로그램 sau đó thi để lấy chứng chỉ tốt ng

Một số điều thú vị trong nét văn hóa của người Hàn Quốc

 MỘT SỐ ĐIỀU THÚ VỊ TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC




1. Học sinh trung học học ít nhất 16 tiếng một ngày

Hàn Quốc được biết đến là đất nước đạt nhiều thành tựu về giáo dục, việc học tập rất được coi trọng. Do đó, học sinh, sinh viên Hàn Quốc  phải chịu rất nhiều áp lực từ những tiêu chuẩn thành tích cao, sáng giá.Trung bình một ngày  học sinh sẽ bắt đầu học tập từ 7 hoặc 8 giờ sáng cho tới 10- 11 giờ khuya. do việc học rất được đề cao nên hàng loạt các lớp học thêm đã mọc ra phục vụ nhu cầu này. Việc dành 3/4 thời gian trong ngày cho việc học như là một nét văn hóa Hàn Quốc.

Bất cứ lúc nào chỉ cần nhìn sang nhà bên cạnh nếu nhà đó có con đang đi học sẽ thấy một học sinh đang miệt mài học. Tác động từ môi trường xung quanh rất lớn do đó  tạo ra áp lực nặng nề về chuyện học hành ở quốc gia này . Các vụ tử tự do không đỗ Đại học hay không đạt được thành tích cao cũng rẩt nhiều


2. Quan hệ Tiền-Hậu Bối

Quan hệ Tiền Bối, Hậu Bối là mối quan hệ được người Hàn Quốc rất chú trọng. Đối với những bạn làm việc tại công ty Hàn Quốc đặc biệt là các bạn du học sinh cần đặc biệt chú ý điều này. Cho dù chúng ta nhiều tuổi hơn nhưng vào làm việc sau hoặc học khóa dưới vẫn phải gọi người học trên hay làm trước bằng Sunbae-nim ( kèm kính ngữ). Tiền Bối là người sẽ giúp đỡ ,bảo ban, chỉ dẫn, mua cơm, kể cả bảo vệ hậu bối và giới thiệu các hậu bối với mọi hoạt động, quan hệ mở rộng.

Khi gặp Tiền Bối, Hậu Bối sẽ cúi đầu chàothể hiện thái độ kính trọng. Khi tiền Bối nhờ vả hoặc sai khiến sẽ phải nghe theo.  Người Hàn Quốc rất quan trọng thứ bậc nên các bạn làm việc trong công ty Hàn hay các bạn du học sinh hãy đặc biệt chú ý và có cách cư xử sao cho phù hợp nhất nhé. Nếu vô lễ sẽ gây ác cảm và bất lợi cho bản thân nhưng nếu làm tốt, có mối quan hệ tốt các bạn sẽ có  người “bảo kê” và đặc biệt sẽ có quãng thời gian vô cùng tuyệt vời khi sinh sống và làm việc tại quốc gia này đó!


3. Văn hóa uống rượu

Văn hóa uống rượu của người Hàn  là một nét truyền thống,văn hoá Hàn Quốc gắn liền với những chai  rượu Soju và rượu gạo mackeoli.  Uống rượu được xem là việc giúp mọi người giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả và gắn kết với nhau .

Vậy cần chú ý điều gì khi tham gia uống rượu cùng người Hàn Quốc?

Đầu tiên trong văn hóa Hàn Quốc người Hàn Quốc rất ít khi tự  rót rượu vào chén của mình, thường người rót rượu sẽ  là người ít tuổi nhất . Khi rót rượu cho người khác ,người rót sẽ cầm chai rượu bằng cả  hai tay, đồng thời người được rót rượu cũng sẽ cầm ly bằng 2 tay để thể hiện sự tôn trọng. Khi rót không nên rót đầy chỉ nên rót khoảng 7-80%.

Thông thường sẽ uống hết chén rượu của mình, nếu chưa uống cạn thì sẽ không được rót thêm cho đến khi uống.

Đối với người lớn tuổi hơn,địa vị cao hơn, khi uống rượu bạn nênxoay lưng lại trước khi uống rượu. Ở Hàn Quốc nếu uống một hơi cạn chén rượu trước mặt người lớn tuổi biểu hiện sự thiếu tôn trọng.


4. Thăm hỏi trong văn hóa Hàn Quốc

Thông thường , khi đến thăm công ty hoặc đến thăm nhà người Hàn Quốc , có những lễ nghi cần phải tuân theo . Chúng tôi xin giới thiệu một số điểm cần chú ý sau đây .

Khi đến thăm nhà nếu không phải là trường hợp đặc biệt thì nên tránh đến thăm vào thời gian ăn cơm hoặc vào buổi chiều . Thông thường , nên đến thăm vào thời gian phù hợp với tình hình của chủ nhà là tốt nhất . Khi đến thăm nhà , tốt nhất là chuẩn bị món quà đơn giản như bánh hoặc hoa quả . Ngoài ra , lúc đi vào nhà nên cởi bỏ giầy dép để ở hiên nhà . Nếu được mời ngồi vào ghế thì chủ nhân sẽ ngồi vào ghế đơn dùng cho 1 người , còn khách thì nên ngồi vào ghế sofa có 2 chỗ ngồi trở lên . Theo phép tắc của người Hàn Quốc , nếu trong phòng không có ghế thì ngồi chung là lịch sự , nhưng nên xin phép chủ nhà và ngồi làm sao cho đôi chân của mình thật thoải mái . Không nên ở lại quá lâu và khi ra về thì chào tạm biệt một cách khiêm tốn và lịch sự .


Văn Hóa Hàn Quốc trong thăm hỏi

Khi đến thăm một công ty ( văn phòng ) thì phải hẹn trước cuộc gặp . Chỉ khi có nhiệm vụ cần thì mới đến công ty . Nên hạn chế việc tìm đến công ty vì việc riêng tư . Phải đến trước của công ty hoặc văn phòng sớm hơn 5 – 10 phút trước cuộc hẹn với trang phục comple hoặc trang phục gọn gàng và phải chờ thông báo điện thoại cho người cần gặp . Ở văn phòng phải tránh những lời nói và hành động gây phiền hà cho công việc như những câu chuyện tầm phào không cần thiết . Khi kết thúc công việc cần làm thì nên chào tạm biệt và ra về .


5. Ba người thầy được tôn trọng nhất Hàn Quốc

Có ba nghề luôn được đánh giá rất cao trong xã hội Hàn Quốc đó là : Bác Sĩ, Luật  Sư Và Thầy Giáo, cả ba nghề  trên đều được gọi chung bằng một từ Thầy (선생님), khá là giống với Việt Nam: Thầy Thuốc, Thầy Giáo và… Thầy Cãi- Luật sư.


Nghề nghiệp được tôn trọng nhất tại Hàn Quốc

Đây đều là các ngành nghề cao quý, đòi hỏi sự cống hiến và trau dồi rất kỹ, có khi lên đến 10, 20 năm trong nghề trước khi được công nhận. Cả 3 nghề này đều đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chất xám và lợi ích chung của toàn xã hội. Đó cũng là lý do vì sao mà xét tuyển đầu vào Khoa Y, Khoa Luật, Khoa Giáo Dục ở các trường đại học tại Hàn Quốc rất gắt gao.


6.Văn hóa tặng quà

Tặng quà là một phần trong văn hoá kinh doanh của người Hàn Quốc. Nói chung, người Hàn Quốc rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày người Hàn Quốc.

Bạn có thể tặng quà và gửi lời chúc mừng cho họ vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán cổ truyền Seollal (bắt đầu năm Âm lịch), Tết Đoan Ngọ Dano (5/5 Âm lịch), Tết Trung Thu Chuseok (15/8 Âm lịch).tặng quà trong văn hóa Hàn Quốc


Một lưu ý khi tặng quà cho người Hàn Quốc :

Trong văn hóa Hàn Quốc số 04 được cho là con số không may mắn vì n gần giống từ “c.h.ế,t” trong tiếng Hán, vì vậy quà tặng của bạn không được là bội số của 4.

Người Hàn Quốc quan niệm số 7 là con số may mắn vậy nên tặng quà có nhiều số 7 là 1 sự lựa chọn tốt.

Đặc biệt người Hàn Quốc rất thích màu vàng và đỏ vì họ quan niệm đó là màu của bình an và may mắn, do vậy hộp hay giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. .

Trao và nhận quà bằng cả hai tay. Khi được nhận quà bạn  nên hỏi xem liệu bạn có thể mở quà ngay hay không ,không nên mở quà ngay khi nhận mà không hỏi ý kiến.


Các loại quà tặng ý nghĩa cho người Hàn Quốc.

Nếu có dịp đi công tác sang Hàn Quốc bạn có thẻ mang theo nhiều món quà khác nhau như đặc sản của Việt Nam . Cũng tùy từng mối quan hệ hoặc lý do, hoặc điều kiện tài chính của bạn để có thể lựa chọn những món quà phù hợp nhất.

Ví dụ như sinh nhật tặng hoc , mỹ phẩm. Tiệc tân gia tặng giấy vệ sinh . Tiệc thôi nôi tặng nhẫn vàng,,,,

Một số đồ không nên tặng : kéo, giày, khăn tay


Nhận xét

Bài đăng phổ biến